Chương trình đại lễ VESAK Liên Hợp quốc 2025 tại Việt Nam

Việt Nam đã sẵn sàng cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 với chuỗi hoạt động văn hóa, tâm linh đặc sắc diễn ra tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai sự kiện Phật giáo quốc tế quan trọng này, khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng và vị thế của Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế.

Xem thêm:
Ý nghĩa của ngày Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc – Vesak

Địa điểm tổ chức chính của Đại lễ Vesak 2025

Các hoạt động chính của Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại:

  • Lễ khai mạc, bế mạc: Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh
  • Hội thảo khoa học: Công viên Láng Le (toàn cảnh Học viện Phật giáo) tại Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh
  • Chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni – Bảo vật Quốc gia Ấn Độ: Chùa Thanh Tâm (22 Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, bên cạnh Học viện Phật giáo) từ ngày 2-8/5, sau đó tại Núi Bà Đen (Tây Ninh) từ 9-13/5, Chùa Quán Sứ (Hà Nội) từ 14-16/5, và Chùa Tam Chúc (Hà Nam) từ 17-21/5
  • Chiêm bái Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức: Việt Nam Quốc Tự, 244 Đường 3/2, quận 10, TP.HCM từ ngày 3-11/5
  • Giao lưu nghệ thuật quốc tế: GEM Center, Trung tâm Hội nghị White Palace (số 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận) và Nhà Văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1)

Điểm tham quan

Du khách tham dự Đại lễ còn có cơ hội viếng thăm Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen (Tây Ninh) – một quần thể tâm linh nổi tiếng với chương trình cáp nguyên hoa bình thế giới và tuyến 108 cây Bồ-đề chiết nhánh từ Bồ-đề Đạo tràng Ấn Độ.

Núi Bà Đen cũng là nơi sẽ diễn ra Lễ thắp nến cầu nguyện hòa bình thế giới trong chương trình Vesak 2025.

Vesak 2025

Lịch chương trình Đại lễ Vesak 2025

Ngày 3/5:

  • 06h00: Khai mở chiêm bái Xá lợi Phật – bảo vật Quốc gia Ấn Độ tại chùa Thanh Tâm và Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự
  • 08h30: Khai mạc lễ hội trưng bày văn hóa phẩm Phật giáo và lễ hội ẩm thực tại Học viện Phật giáo Việt Nam
  • 19h00-22h00: Chương trình nghệ thuật biểu diễn Cầu nguyện Cuộc đời đức Phật tại Công viên Láng Le

Ngày 4-5/5: Đón tiếp các đại biểu quốc tế đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM

Ngày 5/5:

  • 08h30-10h00: Phiên họp nội bộ của Ủy ban tổ chức Quốc tế ICDV và Ủy ban tổ chức quốc gia Đại lễ Vesak
  • 09h00-11h00: Tham tặng quà cứu trợ nạn nhân trẻ em bị chất độc màu da cam tại SOS Từ Xuân, TP.HCM
  • 16h00: Đặc Pháp chủ tiếp các lãnh đạo Phật giáo thế giới tại Việt Nam Quốc Tự
  • 17h30: Tiệc chiêu đãi đại biểu và đại diện lãnh đạo quốc tế
  • 19h00: Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Vesak Thăng Bình” tại Công viên Láng Le

Ngày 6/5:

  • 08h00: Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025
  • 13h00-14h30: Thuyết trình chủ đề chính Đại lễ
  • 14h30-20h00: Đại lễ tri ân tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới

Ngày 7/5:

  • 08h00-17h30: Hội thảo khoa học quốc tế của Đại lễ Vesak
  • 19h30-22h00: Chương trình “Giao lưu nghệ thuật Phật giáo quốc tế” tại Thuky Hall

Ngày 8/5:

  • 08h00: Bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025
  • 12h00-14h30: Di chuyển và tham quan Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, Tây Ninh
  • 14h30-20h00: Trở về TP.HCM

Ngày 9/5: Tiễn các đại biểu quốc tế về nước

Đại lễ Vesak 2025 không chỉ là sự kiện tôn giáo mà còn là cơ hội để Việt Nam giới thiệu với thế giới hình ảnh đất nước hòa bình, thân thiện và phát triển, đặc biệt trong dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. vhương trình Đại lễ Vesak 2025 Với chuỗi hoạt động phong phú, đa dạng từ văn hóa, nghệ thuật đến tâm linh, Đại lễ hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong năm 2025 của Phật giáo Việt Nam và quốc tế.

Xem thêm:
Lễ chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ ngày 3/5